Ứng dụng Zoom Meeting là một ứng dụng được nhiều thầy cô giáo sử dụng trong việc dạy học trực tuyến. Tuy nhiên, việc sử dụng ứng dụng này vẫn gây nhiều sự khó khăn đối với quý phụ huynh và các em học sinh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn một số cách sử dụng phòng học Zoom một cách dễ dàng.
-
1. Phần mềm Zoom là gì?
- Zoom là một nền tảng hội họp trực tuyến, cho phép nhiều người được kết nối với nhau trong một khoảng cách rất xa. Với điều kiện người dùng cần phải trang bị ít nhất một thiết bị di động điện tử, như máy tính, máy tính bảng hay điện thoại thông minh, đồng thời cũng cần phải có kết nối wifi để có thể sử dụng.
- Mỗi cá nhân có thể tắt micro trên thiết bị của mình để không làm ảnh hưởng đến tiếng động chung của những người được kết nối với nhau. Phần mềm này còn có thể quay video với chất lượng HD, thu âm và nhiều những chức năng khác cũng như hỗ trợ số lượng người tham gia lên đến 1000 người.
-
2. Các tính năng chính của phần mềm Zoom
2.1 Ghi lại cuộc họp
- Tất cả các cuộc họp đều được ghi lại khi người dùng bắt đầu nhấn nút hoạt động. Tùy theo nhu cầu mỗi người, người dùng có thể lưu bản ghi trên thiết bị của mình hoặc tải và lưu nó lên dữ liệu đám mây.
- Việc sao lưu bản ghi cuộc họp trên đám mây sẽ cho phép những ai không thể tham dự cuộc họp trực tuyến đều có thể kiểm tra và xem lại trên đó, lể cả những người đã tham dự.
2.2 Chia sẻ màn hình
- Người tham gia đều có thể chia sẻ màn hình của họ với người khác, nên phần mềm này rất hữu ích cho các buổi thuyết trình và hội thảo giáo dục với nhiều quy mô khác nhau.
Xem thêm các dịch vụ:
- Gia sư tiếng Anh hỗ trợ tiếng Anh qua Zoom
2.3 Trò chuyện
- Ứng dụng còn cho phép người dùng trò chuyện tích hợp, nghĩa là mọi người được kết nối và có thể trò chuyện tương tác với nhau như gặp mặt trực tiếp vậy.
2.4 Phát biểu ảo
- Phát biểu ảo là tính năng giúp người học muốn nói hoặc muốn đặt câu hỏi cho những người tham gia trong cuộc họp.
2.5 Thăm dò ý kiến
- Chức năng này phù hợp với người quản lí trong cuộc họp vì có thể tạo ra một chủ đề thăm dò và chia sẻ nó với những thành viên còn lại để thu thập ý kiến cũng như phản hồi thông tin một cách khách quan.
2.6 Tắt tiếng người tham gia
- Người quản lí cuộc họp có thể tắt micro của bất kỳ người nào tham gia cuộc họp để đảm bảo cuộc trao đổi thông tin không bị nhiễu tiếng ồn từ nhiều phía.
-
3. Cách tạo phòng học, chia sẻ phòng học Zoom
3.1 Hướng dẫn nhanh
- Để tạo phòng học trực tuyến trên Zoom, giáo viên/ chủ phòng nhấn vào New Meeting.
- Để mời học sinh, sinh viên tham gia phòng học, nhấn vào Participants > Chọn Invite.
- Nhấn vào Copy Invite Link để gửi link phòng học hoặc chọn Copy Invitation để gửi toàn bộ thông tin bao gồm link phòng, mã ID phòng, password.
3.2 Hướng dẫn chi tiết
- Bước 1: Mở ứng dụng Zoom trên điện thoại, máy tính. Tại đây người dùng sẽ thấy được 4 phần chức năng chính để tạo phòng học, tham gia phòng học đó là:
+ New Meeting: Tạo phòng họp/học mới
+ Join: Truy cập vào phòng họp/học khác
+ Schedule: Lên lịch, quản lý thời gian các buổi học
+ Share Screen: Chia sẻ màn hình máy tính của mình cho người khác
Để tạo phòng học trực tuyến trên zoom, người dùng nhấp vào New Meeting.
- Bước 2: Tiếp theo, để mời học sinh, sinh viên tham gia phòng học, nhấn vào Participants. Sau đó cửa sổ sẽ hiện ra, chọn Invite ở góc bên dưới.
- Bước 3: Nhấp vào Copy Invite Link để gửi link phòng học hoặc chọn Copy Invitation để gửi toàn bộ thông tin bao gồm link phòng, mã ID phòng, password cho những người bạn muốn mời tham gia.
-
4. Hướng dẫn tham gia phòng học Zoom
- Bước 1: Nếu không có tài khoản zoom, người dùng cần chọn Join a Meeting nhập Meeting ID và đặt tên cho người dùng rồi nhấn Join để vào phòng.
Nếu đã đăng nhập tài khoản zoom, cần chọn mục Join ở thanh menu phía trên, sau đó nhấn Join để tham gia.
- Bước 2: Nhập password của phòng muốn tham gia là sẽ được giao diện phòng học.
- Bước 3: Khi nhìn thấy giao diện màn hình với tùy chọn Join with Computer Audio (bật camera/webcam, cho phép người khác thấy bạn). Bạn có thể tắt camera trong quá trình tham gia phòng học.
- Bước 4: Sau khi vào phòng học, người dùng sẽ thấy các tính năng chính như
+ Join Audio: Bật/ tắt âm thanh trên zoom
+ Stop Video: Tắt webcam và thay bằng ảnh logo hoặc đổi nền video học trên zoom
+ Participant: Xem những người tham gia phòng học
+ Share content: Chia sẻ màn hình
+ More: Người dùng có thể mở chat với thành viên trong phòng hoặc thiết lập các cài đặt.
- Bước 5: Để thoát khỏi phòng học, người dùng chọn mục Leave ở góc phía bên phải
Bài viết được xuất bản từ cô giáo Trâm Ngọc, 1 giáo viên kỳ cựu tại Trung tâm Gia Sư TPHCM chúng tôi!