Buổi đầu tiên khi đến dạy của thầy cô gia sư bao giờ cũng để lại nhiều những ấn tượng với phụ huynh và học sinh. Phụ huynh sẽ đánh giá thầy cô gia sư trong những buổi đầu dạy học, vì thế mà thầy cô gia sư cần có những sự chuẩn bị thật kỹ càng. Điều này giúp thầy cô gia sư trở nên tự tin hơn khi đến dạy học.
-
1. Về thời gian
- Thầy cô sinh viên dạy kèm cần đến đúng giờ như đã hẹn trước đó với phụ huynh học sinh. Thầy cô gia sư nên đi sớm hơn 15 phút để tìm đường, tìm nhà học sinh một cách chủ động hoặc đến sớm hơn để có thời gian trao đổi với phụ huynh học sinh và làm quen dần với các em học sinh. Thầy cô gia sư tuyệt đối không được đến trễ, điều này sẽ làm phụ huynh có ấn tượng không tốt. Từ đó, mà những đánh giá của phụ huynh đôi khi có những định kiến rất khó cho sự phát triển của thầy cô gia sư vào thời gian tiếp theo.
-
2. Về tác phong
- Với công việc là giáo viên, thầy cô gia sư cần có sự ăn mặc phù hợp với môi trường làm việc và tiếp xúc với các em học sinh một cách thoải mái, dễ chịu. Thầy cô gia sư cần có sự ăn mặc giản dị, lịch sự, chững chạc nhằm giúp phụ huynh an tâm hơn trong quá trình giao việc học của các em học sinh cho các thầy cô. Thầy cô gia sư không nên mặc váy đối với gia sư nữ và không nên mặc quần lửng đối với gia sư nam. Điều này gây sự phản cảm từ ánh nhìn của quý phụ huynh. Thầy cô cũng tránh mang dép vì điều này thấy sự xuề xòa, không chỉnh chu, nghiêm túc.
-
3. Về kiến thức
- Thầy cô gia sư cần nắm kiến thức môn học vững vàng, chặt chẽ. Thầy cô gia sư cần ở thế chủ động, nhiều thầy cô gia sư quá tự tin với năng lực của mình mà không chịu xem lại kiến thức dẫn đến việc dạy sai kiến thức. Đôi khi có những chương trình học nâng cao, mở rộng thầy cô gia sư không tìm hiểu sẽ không biết giải, không trả lời được những thắc mắc của học sinh. Lúc này, phụ huynh hoàn toàn có quyền từ chối nhận thầy cô gia sư.
- Thầy cô gia sư cần chuẩn bị giáo án, tài liệu cần thiết về môn học như sách tham khảo, sách nâng cao,… Để phụ huynh nhận thấy rằng thầy cô gia sư có sự chuẩn bị, chỉnh chu và nghiêm túc trong việc dạy học. Từ đó, phụ huynh mới an tâm để giao việc dạy học cho các thầy cô gia sư
-
4. Bài kiểm tra năng lực
- Thầy cô gia sư cần có một bài kiểm tra năng lực ngắn gọn chứa đựng đầy đủ kiến thức cơ bản về môn học mà học sinh học cho đến thời điểm hiện tại. Mức độ của bài kiểm tra này cần có sự phân hóa rõ ràng từ dễ đến khó. Thầy cô gia sư chưa biết học lực của học sinh ra sao chỉ nghe qua sự nhận xét của phụ huynh từ những kết quả của năm học cũ, đôi khi điều này chưa chính xác. Bài kiểm tra sẽ giúp thầy cô gia sư nhận thức được học sinh đang ở mức độ năng lực nào.
- Thầy cô gia sư lưu ý không nên cho đề quá khó, vì nếu gặp những em học sinh có học lực trung bình, yếu hoặc học sinh mất căn bản sẽ làm các em không làm được bài, các em sẽ có cảm giác tự ti, mắc cỡ và không thích học cùng thầy cô giáo nữa.
-
5. Làm quen với học sinh
- Việc học sẽ không bao giờ có kết quả tốt, có sự cải thiện vượt bậc ếu như thầy cô gia sư không có sự tương tác, am hiểu tâm lý học sinh. Trong giờ nghỉ giữa giờ hoặc đầu giờ, thầy cô gia sư có thể trò chuyện, làm quen với các em học sinh. Thầy cô gia sư cần có sự chủ động trong việc tìm hiểu, giao tiếp cùng các em học sinh. Có như vậy, các em mới dễ dàng mở lòng và nói lên những thắc mắc, những khó khăn mà các em gặp phải trong vấn đề học tập. Có như vậy, thầy cô gia sư mới giúp các em khắc phục được nhanh chóng.
-
6. Tương tác, trao đổi với phụ huynh
- Thầy cô gia sư cần có sự nhận xét học lực thực tế của các em học sinh qua bài kiểm tra năng lực. Thầy cô gia sư cần trao đổi trực tiếp với phụ huynh về các điểm yếu, ưu điểm của các em học sinh mà thầy cô gia sư nhìn nhận được sau buổi học đầu tiên. Khi nhận xét về học lực của các em học sinh, thầy cô gia sư cần nhận xét những ưu điểm trước sau đó mới đến những khuyết điểm, những điểm các em chưa hoàn thành được. Có như vậy, phụ huynh mới thấy cảm thấy dễ chịu khi nghe những lời nhận xét, đánh giá từ quý thầy cô gia sư.
- Từ đó, thầy cô gia sư và phụ huynh có cơ sở để xây dựng kế hoạch học tập khoa học, hợp lí nhằm khắc phục tất cả những khuyết điểm của các em học sinh. Đạt được từng mục tiêu nhỏ trong kế hoạch học tập sẽ giúp các em dễ dàng đạt được mục tiêu lớn trong quá trình học.
Người viết bài: Gia sư Nhân Đức